Header Ads

ad728
  • Breaking News

    Trồng xen canh cây ăn quả – Giải pháp hiệu quả khi cà phê, hồ tiêu xuống giá

    Trước thực tế giá cả các loại nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu bấp bênh, nhiều nông dân ở Tây Nguyên đã tích cực tìm hiểu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh nhiều loại cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập.
    Thu lợi lớn từ trồng xen canh
    Vượt qua cà phê, hồ tiêu, năm 2017 được xem là năm định hình vị thế cho cây ăn quả tại khu vực Tây Nguyên khi hiệu quả kinh tế thu về vượt qua các loại cây trồng chính trên vườn. Hiện nay, khu vực Tây Nguyên đang phổ biến 4 loại cây được trồng xen trên vườn cà phê là sầu riêng, bơ, tiêu, điều và lợi nhuận đều tăng cao so với trồng thâm canh một mình cây cà phê. Mô hình trồng xen canh đã mở ra triển vọng làm giàu cho hàng ngàn hộ nông dân trên cao nguyên đất đỏ bazan.
    Trồng xen canh cà phê với sầu riêng giúp hạn chế thiệt hại do thời tiết, mang lại lợi ích kinh tế cao.  
    Ảnh: nguồn Internet
    Gần 20 năm trồng sầu riêng xen trong vườn cà phê, dù trải qua những đợt giá sầu riêng xuống rất thấp, chỉ 7.000 - 8.000 đồng/kg, chị Hồ Thị Cảnh, ở thôn 8, xã Cư Dliê Mnông, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk vẫn duy trì xen canh trên diện tích gần 8 ha
    Chị Cảnh cho biết, trước kia trồng sầu riêng chủ yếu để che nắng, chắn gió cho cây cà phê, làm trụ cho tiêu bám. Tuy nhiên, những năm gần đây, giá sầu riêng tăng cao nên gia đình đã chú trọng chăm sóc, tìm hiểu thêm các biện pháp kỹ thuật để sầu riêng ra hoa đậu trái tốt hơn. Nhờ vậy, dù giá cả cà phê, hồ tiêu không ổn định và cao như trước, gia đình chị vẫn có nguồn thu nhập ổn định. Chị cũng chia sẻ: “Từ khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, sầu riêng cũng được giá hơn và thương lái mua phổ biến rộng rãi. Khi trồng xen canh, gia đình cũng không biết cây nào nuôi cây
    Với mục đích tận dụng tối đa diện tích đất canh tác, nhằm tăng thêm thu nhập, anh Nguyễn Xuân Cuộc, ở xã Ea Ngai, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã xen canh nhiều loại cây ăn trái trên diện tích 2 ha cà phê. Theo anh Cuộc, đất ở địa phương rất phù hợp trồng các loại cây dài ngày như cà phê, hồ tiêu. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây cà phê ngày càng già cỗi, giảm năng xuất, việc tái canh gặp nhiều khó khăn, trong khi giá cà phê lại giảm.
    Trồng cà phê xen canh bơ cho thu nhập cao hơn gấp 3,52 lần so với cà phê trồng thuần. 
    Ảnh: nguồn internet
    Sau khi tìm hiểu các mô hình xen canh thành công trong vùng, năm 2014, anh Cuộc quyết định trồng xen hơn 100 cây bơ booth và 100 cây sầu riêng vào vườn cà phê. Đến nay, các cây trồng xen đã cho thu hoạch, đem về nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. “Cây cà phê ngày càng già nên năng suất kém, thu nhập không đủ nên chuyển qua đa dạng hóa cây trồng. Khi trồng xen thêm những loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng các loại gia đình cũng đã xác định nếu mất nguồn thu này sẽ có nguồn thu khác”, anh Cuộc cho hay.
    Không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế mà trồng xen canh còn giúp đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm việc làm và ổn định đời sống cho nông dân. Đặc biệt, nông dân có thể hạn chế được rủi ro về giá cả khi thị trường nông sản ngày càng biến động khó lường như hiện nay. Ngoài ra, cây trồng xen còn có tác dụng che bóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, hạn chế tình trạng bốc hơi nước vào mùa khô nên tiết kiệm nước tưới khoảng 20% so với trồng thuần. Bộ rễ của cây xen canh, đặc biệt là các loại cây ăn quả còn góp phần giữ vai trò nhất định trong việc tích trữ và gìn giữ nguồn nước ngầm trong đất. Tuy nhiên, trên thực tế việc trồng xen canh cũng bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục từ kỹ thuật trồng, chăm sóc đến tiêu thụ.
    Một số lưu ý khi trồng xen canh
    Không ai phủ nhận lợi ích mà các loại cây ăn quả đã mang lại cho kinh tế vùng, nhất là khi giá loại nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu đang xuống thấp. Tuy nhiên, việc bà con trồng xen canh cây ăn quả cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
    - Cây trồng chủ lực mang tính chủ lực vùng Tây Nguyên vẫn là cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, hồ tiêu…Vì vậy, các cơ quan chức năng khuyến khích bà con chỉ nên trồng xen canh thay vì chặt diện tích cây cà phê, hồ tiêu để ồ ạt trồng cây ăn quả với diện tích lớn.
    - Việc trồng xen trong vườn cà phê cũng có những khó khăn vì mỗi loại cây có kỹ thuật trồng, chế độ chăm sóc (tưới tiêu, phân bón...) khác nhau. Trồng xen còn dẫn đến tình trạng lây nhiễm sâu, bệnh hại trên các loại cây trồng trên cùng một diện tích. Hầu hết, bà con sẽ chọn một loại cây ưu tiên để đầu tư chăm sóc nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên thị trường trong thời điểm hiện tại
    nguy cơ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả luôn hiện hữu. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi bà con phải tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ từ khi sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra ổn định với mức giá bảo đảm.
    Kết quả ban đầu cho thấy việc đa dạng hóa cây trồng trong vườn cà phê đã cải thiện đáng kể cả về cảnh quan cây trồng, cả về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng sinh thái, bà con cần lưu ý một số vấn đề như việc lựa chọn loại cây trồng xen, bố trí mật độ khoảng cách, vấn đề quản lý sâu bệnh hại, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tưới nước một cách hợp lý để phát huy hiệu quả của cả hệ thống.
    Theo phân tích của chuyên gia Agritech
    (Tham khảo: nongnghiep.vn, baogialai.com.vn, mard.gov.vn)

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728