Header Ads

ad728
  • Breaking News

    Măng tây hay đinh lăng? Giải bài toán kinh tế để có hướng đi đúng

    Sau khi chuyên mục Nghề mới mỗi tuần giới thiệu đến bà con nghề trồng măng tây, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc. Một số bà con đang phân vân giữa loại cây đinh lăng và măng tây, không biết cây nào sẽ tốn chi phí hơn, thời gian thu hồi vốn như thế nào và đặc biệt là đầu ra của hai loại cây này. Để giải đáp câu hỏi này cho bà con, chúng tôi đã tìm hiểu thông tin từ các chuyên gia và tổng hợp để bà con tiện so sánh và có câu trả lời cho riêng mình: Loại cây nào sẽ là hướng đi đúng đắn cho bà con?
    Ý kiến của chuyên gia và những người đi trước…
    TS ĐINH VĂN THÀNH - Nguyên Trưởng Bộ Môn miễn Dịch Thực vật - Viện Bảo vệ Thực vật: Tôi thiên về cây măng tây hơn, vì măng tây bây giờ dễ bán, giá cao và có thể cho thu nhập hàng ngày.
    TS TỐNG KHIÊM - Nguyên GĐ Trung Tâm Khuyến nông Quốc Gia: Theo tôi là nên trồng cây măng tây hơn.
    Chị Nguyễn Thị Trang - ở Xã Thái Bảo - Gia Bình - Bắc Ninh cho biết: Chị đã trồng măng tây được hơn 10 năm nay nhưng cho đến thời điểm hiện tại măng tây vẫn không đủ bán. Nếu có điều kiện thì chị khuyên bà Mến nên phát triển.
    Ông LÊ ĐỨC TRỊNH - Xã Hồng Thái - Phú Xuyên - Hà Nội: Mới làm ai mà chả lo đầu ra nhưng với cây này tôi trồng mấy năm nay rồi, chả bao giờ phải lo người ta tự tìm đến. Bình quân 1 năm chỉ cần thu 200 ngày thôi trừ thời điểm trời rét nó ra ít đi bình quân cứ được 3.5 - 4 triệu/ ngày.
    TS Nguyễn Thị Nhung: "Cả 2 cây đinh lăng và cây măng tây đều là cây trồng có giá trị nhưng cây măng tây đầu ra nó dễ dàng hơn vì là loại rau tiêu thụ hàng ngày còn đinh lăng là cây dược liệu. Người trồng phải ký được hợp đồng thu mua với công ty sản xuất dược liệu thì tiêu thụ mới ổn định. Nếu không sẽ mạo hiểm".
    Hầu hết ý kiến đều nghiêng về cây măng tây. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đều có chúng quan điểm nghiêng về phát triển cây măng tây. Để rõ hơn thì xin mời bà con cùng theo dõi 1 số thông tin về thị trường tiêu thụ của 2 đối tượng cây trồng này:
    - Đầu tiên là cây măng tây. Măng tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như 1 loại rau  cao cấp trong bữa ăn hàng ngày. Thị trường nhập khẩu măng tây trên thế giới hiện nay đã lên tới hàng trăm ngàn tấn/năm. Tập trung chủ yếu tại các nước Châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore. Ở nước ta trong thời kỳ hội nhập phát triển măng tây cũng đã có mặt trong thực đơn tại nhà hàng ,khách sạn, cũng như bữa ăn trong gia đình. Tuy nhiên theo Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT, hiện nay diện tích trồng măng tây tại nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún. Tại các thành phố lớn như  Hà Nội  nhu cầu sử dụng măng tây ngày càng gia tăng, trong khi đó diện tích trồng măng tây còn khá khiêm tốn với chỉ khoảng 50 ha. Nguyên nhân được xác định là do cây măng tây  là 1 loại cây trồng khó tính, kén đất, nên không phải địa phương nào cũng trồng được.

    - Ngược lại với cây đinh lăng...phổ thích nghi của loài này rộng hơn.
    Cây đinh đinh lăng phù hợp phát triển trên nhiều loại đất. Thậm trí với 1 lượng đất rất ít như trong chậu cây vẫn phát triển. Được đánh giá là 1 loại dược liệu quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Hiện nay diện tích cây đinh lăng nước ta không ngừng mở rộng. Từ 750 ha năm 2016, đến cuối năm 2017 diện tích đã tăng lên hơn 1.000ha. Trong khi đó thị trường tiêu thụ phụ thuộc chính vào các công ty sản xuất dược liệu nên sức tiêu thụ không cao. Thần dược đinh lăng rớt giá... Nông dân thất thu vì đinh lăng. Hết thời đinh lăng biến thành củi...
    Đây là hệ quả của việc phát triển cây đinh lăng tự phong trào. Để tránh thiệt hại kinh tế, các chuyên gia trồng trọt khuyến cáo, người dân cần hết sức thận trọng khi phát triển cây đinh lăng. Như vậy, có thể thấy cây măng tây vẫn chiếm ưu thế hơn về thị trường đầu ra.

    Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của 2 đối tượng như thế nào?
    Giả sử với một hộ dân có diện tích mặt bằng 13.000 m2. Chúng ta sẽ có so sánh cụ thể sau đây : 
     HẠCH TOÁN CHI PHÍ TRỒNG MĂNG TÂY
    Với 13.000 m2 đất có thể trồng khoảng 500g hạt giống
    Chi phí cụ thể như sau
     - Tiền giống: 20.000.000 đồng
    - Tiền phân bón: 50.000.000 đồng
    - Thuốc bảo vệ thực vật: 8.000.000 đồng
    - Điện, nước tưới: 14.000.000 đồng
    - Nhân công lao động: 36.000.000 đồng
    Tổng: 128.000.000 đồng / năm
    Sau 6 tháng trồng, nếu như  măng tây phát triển tốt và thuận lợi, có thể bắt đầu cho thu hoạch với sản lượng 100 - 120kg/ngày
    - Thời gian thu hoạch: Sau 6 tháng
    - Sản lượng: 24- 25 tấn/ năm
    - Giá bán : 65.000 - 70.000 đồng/kg
    Doanh thu: 1.400.000.000 - 1.500.000.000 đồng/năm
    Sau khi trừ chi phí có thể thu :
    Tiền lãi: 1,2- 1,3 tỷ  đồng/năm
    HẠCH TOÁN CHI PHÍ TRỒNG ĐINH LĂNG
    Với 13.000m2 có thể trồng khoảng 20.000 cây giống
    Chi phí cụ thể như sau
    - Tiền giống: 80.000.000 đồng
    - Tiền phân bón lót: 25.200.000 đồng
    - Thuốc bảo vệ thực vật: 3.000.000 đồng
    - Tiền công chăm sóc: 36.000.000 đồng
    - Tổng chi phí sau năm thứ nhất: 144.200.000 đồng
    - Chi phí chăm sóc 3 năm tiếp theo: 120.000.000 đồng/năm
    Tổng: 504.200.000 đồng /4 năm
    Sau 4 năm trồng đinh lăng sẽ cho thu hoạch với
    - Thời gian thu hoạch: Sau 4 năm
    - Sản lượng: 45 tấn
    - Giá bán: 100.000 đồng/kg khô
    - Doanh thu: 4.500.000.000 đồng
    Tiền lãi: 4 tỷ đồng/ 4 năm

    Từ đây có thể thấy rằng chi phí sản xuất và thời gian thu hoạch của 2 đối tượng cây trồng này là tương đương nhau. Tuy nhiên thời gian thu hoạch của đinh lăng kéo dài hơn nên phải 4 năm mới thu hồi vốn. Còn cây măng tây có thể thu hồi vốn ngay ở năm đầu tiên. 
    Theo chuyên gia Nguyễn Thị Nhung cây măng tây và cây đinh lăng hiện đều được xem là  cây trồng có giá trị, với mức chi phí đầu tư và lợi nhuận tương đương nhau. Tuy nhiên cây măng tây có thị trường rộng hơn và có thể nhanh thu hồi vốn. Còn cây đinh lăng sau 4 năm mới cho thu hoạch, thị trường tiêu thụ khá hẹp nên còn nhiều rủi ro.
    Vấn đề tiếp theo có thể so sánh đó là: cây măng tây tuy đầu ra là vậy nhưng cũng có rất nhiều bệnh, chăm sóc vất vả hơn. Còn cây đinh lăng thì lại chỉ vất năm đầu thôi năm thứ 2 trở đi chăm sóc rất nhẹ nhàng, dịch bệnh cũng ít hơn. Vì thế tùy vào điều kiện người ta sẽ có lựa chọn khác nhau".
    Qua sự so sánh trên nhiều khía cạnh, ta thấy mỗi cây trồng đều có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với những điều kiện kinh tế khác nhau. Hi vọng bà con có thể cân nhắc và đưa ra được quyết định đúng đắn. Mọi thắc mắc vui lòng gọi điện đến tổng đài 1533 hoặc truy cập inongdan.vn để được chuyên gia trực tiếp giải đáp.

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728