Header Ads

ad728
  • Breaking News

    Bưởi, Cam có thể đối mặt nguy cơ phải "giải cứu" ?

    Thời gian gần đây, cây có múi đã và đang góp phần nâng cao giá trị canh tác cho người nông dân. Chính vì vậy, diện tích trồng cam bưởi đang phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt.
    1. Diện tích trồng cây có múi tăng quá nhanh.
     Không chỉ các thủ phủ trồng cây có múi có tiếng, mà giờ đây đi từ Lạng Sơn, Quang Ninh cho tới Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam … đâu đâu cũng thấy người dân trồng cam, bưởi.
    Tại cuộc họp báo thường kỳ quý II.2018 của Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cũng thừa nhận, diện tích cây ăn quả có múi đang tăng trưởng chóng mặt. Đơn cử, năm 2017, đã có 22.000ha cây ăn quả có múi “phình ra” so với năm 2016; trong đó, diện tích cam tăng 10.000ha, diện tích bưởi tăng 12.000ha.
    Hòa Bình được coi là thủ phủ của cây cam ở miền Bắc. 
    Nông dân Hòa Bình không ngừng mở rộng diện tích cây có múi
     trong đó 4.300 ha đang cho thu hoạch.
    Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng đang vỡ quy hoạch về trồng cây ăn quả có múi. Theo quy hoạch, diện tích nhóm cây này ở địa phương đến năm 2020 là khoảng 5.000ha, song đến cuối năm 2017 toàn huyện đã vượt diện tích quy hoạch vài trăm héc ta. Thực trạng trên cũng đang diễn ra tại Hưng Yên, Hà Giang.
    Một phần diện tích vải người dân Lục Ngạn chặt để chuyển sang trồng cây có múi.
    Ngay tại Thủ đô Hà Nội, ở hầu hết các huyện như Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì, Sóc Sơn... diện tích cây có múi cũng tăng đến chóng mặt. Nhà nhà, người người trồng bưởi. Theo đó, nhà ít vài chục cây, nhà nhiều lên đến vài hecta. Các loại bưởi Diễn, bưởi đào, bưởi da xanh, bưởi Năm roi phủ kín ruộng vườn. Đến nay diện tích trồng cây ăn quả của thành phố là 16.700ha, tăng 1.200ha so với năm 2015; trong đó có khoảng 1.000ha trồng cam, 3.000ha trồng bưởi.
    2. Giá cam, bưởi đang càng ngày càng giảm
    Sau một thời gian tăng trưởng “nóng”, nguy cơ “cung vượt quá cầu” đã bắt đầu tác động đến người làm vườn khi giá thu mua của các loại quả có múi năm sau giảm sâu so với năm trước.
    Theo các nhà vườn tại Lục Ngạn, bốn năm trước đây vào dịp tết Nguyên đán, giá cam ngọt được thương lái nhiều nơi về tận vườn thu mua với giá 35 – 50 nhìn đồng/kg, bưởi được đặt 35 – 40 nghìn đồng/quả. Tính ra, một cây bưởi trưởng thành (năm thứ 5 trở đi) có thể cho thu tới 100 quả, tương đương 3,5 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa. Tuy nhiên qua từng năm, giá giảm dần và dịp tết nguyên đán vừa qua  phổ biến ở mức 30 nghìn đồng/kg cam. Giá bưởi diễn không còn cao ngất ngưởng như những năm trước đó mà giảm xuống chỉ còn 20.000 – 30.000 đồng/ quả tùy loại, thậm chí có nhiều nơi còn bán giá chỉ 7.000 – 15.000 đồng/kg.
    Tương tự, thủ phủ cam Cao Phong cũng chịu chung số phận. Sau mấy năm được mùa, nông dân trồng cam trúng lớn thì năm nay, giá cam địa phương này cũng quay đầu giảm mạnh. Nếu cuối năm 2016, giá cam lòng vàng cắt tại vườn có giá 28.000-30.000 đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 20.000 đồng/kg. Giá cam bán lẻ trên thị trường khoảng 30.000 đồng/kg, thấp hơn so với mức 40.000-50.000 đồng/kg của năm ngoái.
    Ở thủ phủ cam sành  huyện Hàm Yên, giá cam cuối vụ bán sô tại vườn được thương lái thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng/kg; còn thời điểm nhu cầu tăng mạnh như dịp trước Tết Mậu Tuất, cam sành Hàm Yên chỉ 8.000 - 10.000 đồng/kg, bằng 2/3 so với cùng thời điểm năm 2017. Chưa khi nào cam sành Hàm Yên lại có giá bán thấp như năm nay, thời điểm cam chín nhiều, nông dân thu hoạch rộ, giá bán tại vườn chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg.
    Có thể thấy, sau mỗi năm giá cam, bưởi xuống dốc không phanh. Trong khi đó, diện tích trồng mới chưa đến kì thu hoạch còn nhiều gấp bội so với diện tích đang thu.
    3. Những hệ lụy của việc diện tích cây có múi tăng nhanh
    Khi diện tích và sản lượng tăng vượt quá nhiều so với quy hoạch, dẫn đến việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn và bị dồn ứ, bị ép giá và nguy cơ giải cứu rất cao.
    Do nhu cầu về giống cây có múi tăng cao trong thời gian ngắn nên nhiều hộ sản xuất giống tự phát, kém chất lượng. Bà con mua cây giống trôi nổi trên thị trường về trồng không mang lại hiệu quả mà còn gây thiệt hại cho sản xuất.
    Do quy mô sản xuất cây ăn quả có múi hiện nay còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình. Vì vậy, việc diện tích tăng nhanh dẫn đến khó kiểm soát được dịch bệnh và chất lượng sản phẩm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và khó tìm thị trường tiêu thụ.
    Bà con mở rộng diện tích trồng cây có múi ở những vùng không phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, chưa được tập huấn kỹ thuật sẽ dẫn đến chất lượng quả kém bán ra thị trường.
    Khuyến cáo bà con:
    - Bà con cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng cây có múi, tránh tình trạng mở rộng diện tích một cách tràn lan. Cần chú trọng chất lượng cây giống, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng.
    - Các địa phương sản xuất cây có múi trọng điểm nên liên kết, hợp tác với nhau, xây dựng kho chuyên bảo quản các loại quả có múi.
    - Các nông hộ nên thành lập các hợp tác xã,  ký hợp đồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp, dán tem nhãn chứng nhận sản phẩm an toàn để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
    - Áp dụng các biện pháp canh tác, giống mới, kỹ thuật điều chỉnh cây ra trái vụ, rải vụ để tránh tình trạng thu hoạch trong cùng một thời điểm nhằm giảm áp lực cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
    - Đa dạng hóa cây ăn quả, không nên độc canh một loại cây ăn quả là một trong những giải pháp tối ưu để giảm thiểu rủi ro cho bà con.
    Theo phân tích của chuyên gia Agritech
    (Tham khảo: nld.com.vn, baomoi.com, vietnamnet.vn)

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728