Header Ads

ad728
  • Breaking News

    Mùa vải 2018 dự báo bội thu và nỗi lo “được mùa rớt giá”

    Niên vụ 2018, cây vải ở miền Bắc ra hoa đạt tỉ lệ 95%, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, liệu mùa vải 2018 có lặp lại tình trạng “giá rớt, thương lái chạy” vẫn thường diễn ra mỗi khi nông sản lâm cảnh “cung vượt cầu”?
    1. Dự báo một mùa vải bội thu
    Năm nay, vải có nhiều điều kiện thuận lợi để sinh trưởng. Mùa Đông Xuân 2017-2018 rét đến sớm từ cuối tháng 11;  tháng 12, tháng 1 nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, toàn mùa có 5 đợt rét đậm, rét hại đã tạo điều kiện cây vải phân hóa mầm hoa, các trà vải đều có tỷ lệ cây ra hoa đạt rất cao, trên 95%. Mặt khác, giai đoạn vải nở hoa, đậu quả vào tháng 3 và đầu tháng 4, thời tiết ấm, ít mưa nên thuận lợi; sâu bệnh phát sinh gây hại ít, tỷ lệ đậu quả cao, vải rất sai quả. Sản lượng vải ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên ước đạt trên 217 nghìn tấn, sản lượng đạt cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

    Tại tỉnh Hải Dương, năm nay tổng sản lượng vải dự kiến đạt khoảng 55.000 - 60.000 tấn, cao gấp đôi so với năm 2017. Mùa thu hoạch từ 15/5 đến hết tháng 6. Trong đó, Thanh Hà khoảng 35.000 tấn, Chí Linh trên 15.000 tấn. Với trà vải sớm, hiện đang trong giai đoạn quả non đến vào cùi, thu hoạch dự kiến từ ngày 15/5 đến 5/6/2018, sản lượng dự kiến khoảng 20.000 tấn (chủ yếu tại Thanh Hà 18.000 tấn). Trà vải thiều chính vụ, thu hoạch dự kiến từ ngày 5/6 -30/6/2018, tập trung từ 10-25/6/2018. Với trà vải này, hiện nay vừa đậu quả; sản lượng dự kiến 35.000-40.000 tấn, tập trung tại Thanh Hà 20.000 tấn, Chí Linh 15.000 tấn.
    Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại tỉnh Bắc Giang. Năm nay, tỷ lệ vải thiều ra hoa đạt tỷ lệ đậu quả khoảng 90%, diện tích vải thiều của tỉnh khoảng 29.000 ha, sản lượng ước đạt 180 nghìn tấn. Trong đó, riêng huyện Lục Ngạn có khoảng 16.000 ha, ước đạt 90 nghìn tấn, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
    Được biết, niên vụ 2018, sản lượng vải của Hưng Yên dự tính đạt 12.000 tấn, tăng 20% so với năm 2017.
    2. Thị trường tiêu thụ
    Vấn đề nan giải nhất đối với cây vải đó chính là sức ép tiêu thụ. Bởi đặc thù về thời gian chín của cây vải vẫn chỉ tập trung chủ yếu trong vòng 1,5 tháng (tập trung nhất trong tháng 6 hàng năm), trong khi đó việc tiêu thụ vẫn chủ yếu là tiêu thụ quả tươi nên áp lực càng nặng nề ở những năm được mùa lớn. Đó là nỗi lo canh cánh của ngành nông nghiệp mỗi khi một loại trái cây hay sản phẩm nông sản nào đó quá được mùa nhưng thị trường tiêu thụ vẫn không có gì thay đổi.
    Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu vải chủ yếu của nước ta với số lượng chiếm khoảng 50%. Trong đó việc thông quan qua cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây chiếm phần lớn.  Tuy nhiên, từ ngày 1/4,Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm nông sản. Thông tin này đã tác động không nhỏ tới người trồng vải. Bởi các hộ vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manhmún mà chưa có sự liên kết chặt chẽ nên khi có đòi hỏi khắt khe từ phía đối tác thì sẽ gặp không ít khó khăn.
    Những năm gần đây, chúng ta đang xúc tiến hoạt động xuất khẩu vải thiều sang các thị trường mới như: Mỹ, Úc, Nhật… với hi vọng vải thiều sẽ được giá cao hơn và tìm kiếm được các thị trường ổn định hơn. Tuy nhiên, lượng vải thiều xuất sang Mỹ và Úc hiện tại đang ở mức khởi đầu tương đối thấp, tổng cộng khoảng 35 tấn. Nhưng đây là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng chuỗi phân phối sản phẩm này sang thị trường đầy tiềm năng trong tương lai.

    Những lô hàng vải thiều của Việt Nam đã có mặt tại Australia. Ảnh: moit.gov.vn
    Đối với thị trường trong nước, tỉ lệ tiêu thụ vải nhãn ở thị trường nội địa chiếm khoảng 50% và đang có xu hướng tăng. Đến nay, vải thiều đã được kết nối tiêu thụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại mạng lưới các siêu thị lớn: Metro, Co.opmart, Happro, BigC, …., các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội, TP.HCM…
    3. Giải pháp
    Mở rộng quy mô sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng bao bì nhãn mác đồng bộ. Đảm bảo nguồn vùng nguyên liệu chất lượng xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
    Cần khai thác tối đa thị trường nội địa. Ngoài những thị trường truyền thống có sức tiêu thụ lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, cần chú trọng khai thác các thị trường mới, tiềm năng ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Kết nối với các siêu thị lớn là: Metro, Co.comart, Happro, BigC, VinMart, các chợ đầu mối…
    Chú trọng xuất khẩu vải thiều đóng gói, chế biến có giá trị tăng cao.Vì vậy nên đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu như: nước ép, sấy khô…
     Những vụ tiếp theo cần thực hiện các biện pháp rải vụ cho cây vải để giảm sức ép tiêu thụ trong thời gian ngắn.
    Theo phân tích của chuyên gia Agritech
    (Tham khảo: cafef.vn, nhandan.com.vn, baobacgiang.com.vn)

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728